Nằm ở ngay trung tâm thành phố Hạ Long, núi Bài Thơ mang một dáng vẻ kỳ bí thu hút khách du lịch ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ở mỗi góc nhìn khác nhau, bạn có thể nhìn thấy ngọn núi với nhiều hình thù, khi thì có dáng như sư tử vờn mồi, lúc núi lại có dáng như hổ phục,…

một trong những ngọn núi cao nhất ở Hạ Long, núi Bài Thơ cao 168m so với mực nước biển. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn bao quát thành phố Hạ Long cũng như ngắm nhìn vịnh Hạ Long từ trên cao.

Để có thể trải nghiệm đầy đủ nhất vẻ đẹp của du lịch Hạ Long thì bạn phải ngắm nhìn từ hai vị trí: trên biển và từ núi Bài Thơ, bạn sẽ có những góc nhìn khác lạ thật đặc biệt.

Đường lên núi Bài Thơ là một lối đi nhỏ, len lỏi qua những nhà dân ở phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Mặc dù lối đi lên núi đã được làm thành bậc bằng xi măng để thuận tiện cho việc đi lại nhưng vẫn còn một số đoạn có dốc dựng đứng, đá nhọn lởm chởm hoặc một số đoạn bạn phải bám vào thân cây để leo lên hay chui qua những khóm trúc.

Hành trình leo lên đỉnh núi Bài Thơ không hề đơn giản, với nhiều người sẽ là một thử thách lớn vì đòi hỏi cần có thể lực khá tốt mới có thể chinh phục được. Thường bạn sẽ mất gần một tiếng đồng hồ để có thể lên được tới đỉnh núi.

Tuy mồ hôi ướt đẫm áo, nhưng khi đỉnh núi càng gần và thành phố hạ Long càng nhỏ đi dưới chân thì bạn sẽ lại càng có thêm quyết tâm để chinh phục ngọn núi này. Để rồi khi lên đến đỉnh, thì cảm xúc như vỡ òa vì vui mừng và sung sướng.

Đứng từ đỉnh núi Bài Thơ bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long nằm gọn trong tầm mắt với những núi đá vôi muôn hình muôn vẻ soi bóng dưới làn nước trong xanh. Con đường chạy dọc bờ biển như một dải lụa mềm mại ôm trọn lấy thành phố Hạ Long. Xa xa là cầu Bãi Cháy, cột Đồng Hồ, bến Đoan,…

Trên Vịnh, những con thuyền len lỏi giữa những khối núi đá vôi hùng vĩ. Tất cả trời mây, non nước kết hợp với nhau tạo thành một bức tranh nên thơ trữ tình khiến cho du khách không khỏi ngẩn ngơ trước sự sắp đặt tài tình này của tạo hóa.

Nguồn gốc tên gọi núi Bài Thơ

Núi Bài Thơ trước đây có tên là núi Rọi Đèn, hay còn gọi là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền từ thơi xưa, khi phát hiện có giặc đến thì binh lính gác trên núi sẽ đốt lửa báo về kinh thành, bởi vậy mà có cái tên núi Truyền Đăng.

Mùa xuân năm 1496, vua Lê Thánh Tông đi tuần có dừng thuyền dưới chân núi, xúc động trước cảnh đẹp tuyệt vời nơi đây, ông đã cho khắc lên vách đá một bài thơ. Năm 1729, chúa An Đô Vương Trịnh Cương đi tuần qua, đọc bài thơ của vua Lê Thánh Tông cũng đã họa lại bằng một